Guốc gỗ: Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam

0
46
Địa chỉ mua guốc gỗ

Đôi guốc gỗ là một vật dụng gắn với sinh hoạt của người Việt đã in dấu bền bỉ suốt hàng ngàn năm trong hành trang văn hóa dân tộc. Có thời gian việc dùng guốc (kéo theo việc sản xuất guốc) đã bị lắng xuống và tưởng chừng sẽ ngày càng mai một đi. Đáng mừng thay sự phục hưng của đôi guốc những năm gần đây chứng tỏ quan niệm về cái đẹp đang ngày càng đa dạng hơn, và cũng phần nào thể hiện được sự gìn giữ và trân trọng những vật dụng giản dị của lớp trẻ ngày nay. Cũng như áo dài, đôi guốc mộc là một vật vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc.

Địa chỉ mua guốc gỗ truyền thống
Địa chỉ mua guốc gỗ truyền thống

Từ cuối thế XIX,đôi guốc mộc đã được gọt đẽo thanh thoát hơn bởi những người thợ tài hoa. Quai guốc thay đổi từ dây mây sang vải rồi đóng thêm miếng cao su ở đế. Khoảng những năm 40 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những đôi guốc sơn màu sắc sặc sỡ và phải đến sau năm 1975, guốc mộc thực sự bước vào một cuộc cách mạng về kiểu dáng và chất liệu.

Ông Trương Công Đức - Một trong số ít người giữ nghề guốc mộc truyền thống làng Yên Xá
Ông Trương Công Đức – Một trong số ít người giữ nghề guốc mộc truyền thống làng Yên Xá

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20, guốc gỗ đã trở thành một biểu tượng văn hóa không thể thiếu trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong giới phụ nữ và quý tộc. Chúng không chỉ là một đôi giày thông thường mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Ngày nay, guốc gỗ không chỉ được sử dụng như một loại hình giày dép thông thường mà còn trở thành một phụ kiện thời trang độc đáo, được ưa chuộng bởi nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Với sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc, guốc gỗ dễ dàng phối hợp với nhiều loại trang phục khác nhau, tạo nên phong cách riêng cho người mang.

Sản phẩm guốc gỗ nhà Thiên phát với đa dạng mẫu mã, màu sắc
Sản phẩm guốc gỗ nhà Thiên phát với đa dạng mẫu mã, màu sắc

Guốc gỗ được chế tác từ gỗ cây xoan và quai đeo được làm từ vải, da, nhung hoặc lụa, tùy thuộc vào sở thích và khéo léo của người thợ thủ công. Từng đôi guốc gỗ là một tác phẩm nghệ thuật, tỉ mỉ từng chi tiết, từ phần đế cho đến phần quai, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo và quý phái.

Không chỉ đa dạng về chất liệu, guốc gỗ còn có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, phản ánh sự đa dạng và phong phú trong văn hóa truyền thống của người Việt. Người ta có thể dễ dàng nhận biết được tầm vóc và đẳng cấp của một người phụ nữ qua đôi guốc gỗ mà họ đang mang.

Guốc gỗ có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và dịp của người mang. Một số loại guốc gỗ phổ biến là:

Guốc đế thấp, hay còn gọi là guốc đế muỗng, là kiểu guốc có chiều cao đế khoảng 5cm và có quai đơn giản. Là sự lựa chọn phổ biến cho việc di chuyển hàng ngày và các hoạt động nhẹ nhàng. Đặc điểm nổi bật của chúng là đế hình muỗng, tạo ra âm thanh nhẹ nhàng khi bước chân. Thường được trang trí với các hoa văn hoặc họa tiết trên bề mặt đế.

Guốc gỗ truyền thống

Guốc đế cao là loại guốc có đế cao khoảng 10cm, phần quai được trang trí công phu. Thường được sử dụng cho các sự kiện trang trọng và lễ hội.

Guốc gỗ truyền thống

Guốc đế vuông hoặc guốc đế bầu, thường có chiều cao thấp khoảng 2-3cm dễ dàng nhẹ nhàng theo phong cách hiện đại trong sinh hoạt hàng ngày cho giới trẻ ngày nay.

Guốc gỗ truyền thống
Guốc gỗ truyền thống

(Ảnh sưu tầm)
(Ảnh sưu tầm)

Bảo tồn và phát huy giá trị của guốc gỗ là một việc làm thiết thực để góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây