Một nữ CEO thường bay sang nước ngoài săn đồ hiệu, công nhận xu hướng kiếm lời này không hề ít, biết cách mua có thể lời vài chục phần trăm

0
62
CEO của thương hiệu tóc giả Hagona và nội thất Trần Thế
CEO của thương hiệu tóc giả Hagona và nội thất Trần Thế

Để có cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng này, AFamily đã có cuộc trò chuyện ngắn cùng chị Thu – CEO của thương hiệu tóc giả Hagona và nội thất Trần Thế đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM.

Thị trường hàng hiệu đang “sôi sục”

Dạo quanh những địa chỉ thường xuyên lui tới của các tín đồ sang trọng bậc nhất Sài Gòn tại khu phố đi bộ Quận 1 vào những ngày cuối tuần sẽ dễ dàng nhận ra rất nhiều bạn “teen” tung tăng cười nói, tay xách nách mang những giỏ hàng hiệu vừa mua. Hóa đơn thanh toán tiền shopping của những bạn trẻ “sành điệu” này cũng ngót vài triệu đồng.

CEO của thương hiệu tóc giả Hagona và nội thất Trần Thế

Cũng nhận định về thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam chị Thu cho biết: “Chị thấy hiện nay xu hướng xài đồ hiệu của giới trẻ ở Việt Nam cũng khá phổ biến, thậm chí mùa dịch mà có những món đồ hiệu, chị ra cửa hàng mà cháy hàng hoài luôn, không thua gì thị trường quốc tế”.

Những chiếc túi Chanel được vô số các tín đồ hàng hiệu săn đón.

Đúng là thị trường hàng hiệu đang “sôi sục” khi cả Hermes và những chiếc túi tiền tỷ cũng có thể ăn nên làm ra ở Việt Nam.

Hình ảnh chị Thu cùng chiếc túi tiền tỷ Hermes.

Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng được đánh giá cao?

Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường dưới nhận định là một thị trường mới tiềm năng, chứ không phải là một thị trường tiêu thụ cao. Đó cũng là lý do mà Hermes, thương hiệu Pháp dẫn đầu top 10 thương hiệu thời trang thế giới, vừa mở cửa hàng thứ hai tại Vincom Center A, TP.HCM với diện tích khoảng 240m2.

Chị Thu chia sẻ: “Chị rất thích dạo quanh các nhãn tại store Việt Nam, nếu mà mua được món nào yêu thích tại store Việt Nam, thì chị mừng và vui lắm”. Chị nói thêm: “Chị nghĩ là khi muốn mua hàng hiệu của Dior hay Chanel thì cứ vào thẳng cửa hàng để mua, sau đó nhờ các bạn nhân viên tư vấn về thẻ, mã code, có hóa đơn tại cửa hàng thì yên tâm hơn”.

Kinh nghiệm mua hàng hiệu

Tính đến thời điểm này, dù thị trường đang có tới hàng trăm nhãn hàng hiệu góp mặt nhưng mới chỉ có chưa đầy 10 doanh nghiệp làm đại lý chính thức. Trong số đó nổi tiếng nhất là gia tộc nhà ông vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn với một số thương hiệu nổi đình đám và kinh doanh theo mô hình tự nhập khẩu và phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm…

Giá cả hàng hiệu trong và ngoài nước liệu có sự chênh lệch?

Là “tín đồ” của hàng hiệu chị Thu cho biết hàng hiệu khi mua ở nước ngoài sẽ rẻ hơn nhiều hơn khi mua tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay có những nhãn hàng như Chanel tại Việt Nam thì giá cũng ngang với nước ngoài.

Góc nhỏ từ tủ đồ hàng hiệu của chị Thu.

Theo một số blogger trên mạng xã hội Trung Quốc, một số mẫu túi xách của Louis Vuitton như Capucines và Neverfull, hiện có giá lần lượt là 7.323 USD và 1.890 USD, sẽ tăng khoảng từ 20% trở lên ở Trung Quốc. Trong khi đó, PurseBop, một website theo dõi thị trường xa xỉ, trích dẫn dự đoán cho rằng mức tăng sẽ từ khoảng 4% ở phân khúc thấp và trung bình từ 15 – 18% ở phân khúc cao cấp.

Giá cả hàng hiệu trong và nước

Túi hiệu liên tục tăng giá: Cơ hội đầu tư kiếm bộn mới cho dân thích “tiêu sản”?

Các ông lớn như Hermes, Louis Vuitton, Gucci đều có những sự thay đổi nhất định về giá sản phẩm của mình, dao động từ 13% – 29%/mẫu sản phẩm.

Đặc biệt hơn, đối với những chiếc túi kinh điển, mang tính biểu tượng trường tồn như Louis Vuitton Speedy, Hermes Kelly, Chanel Boy… dân tình hoàn toàn có thể kiếm bộn, lời hơn rất nhiều so với giá từng mua dù đã qua sử dụng.

Đầu tư hàng hiệu là một cách tích lũy tài sản.

Với kinh nghiệm 10 năm sử dụng hàng hiệu, chị Thu chia sẻ về vấn đề này: “Ngày xưa quan điểm chị không thích đồ hiệu vì thời điểm đó thật sự kinh tế mình không có. Và chiếc túi đầu tiên chị mua thời điểm đó là Louis Vuitton trị giá 34 triệu, mà cứ tiếc hùi hụi, thích, tiếc nâng niu lắm… Sau đó chị cũng có kinh doanh hàng hiệu online, vì thời gian đó kinh tế chưa ổn nên kinh doanh vừa thỏa đam mê, và học hỏi thêm kinh nghiệm, khi am hiểu được một chút xíu rồi thì chị chỉ là người xài thôi… Dù biết mua sắm là tiêu sản, nhưng hàng hiệu hiện nay nếu biết cách thì nó cũng là một khoản đầu tư để tích lũy tài sản”.

Túi hiệu đồng loạt lên giá và trở thành tài sản của các chị em mê hàng hiệu.

Trên thực tế, với những ai không am hiểu thời trang thì chuyện mua đồ hiệu, cụ thể là túi hiệu để đầu tư nghe có vẻ xa lạ. Thế nhưng, với các “tay chơi sừng sỏ” thì câu chuyện ôm hàng túi Hermes Birkin hay Kelly rồi đợi nó tăng giá đã âm ỉ trong nhiều năm trở lại đây!

Mới đây thôi, Hoa hậu chuyển giới Hương Giang vừa khoe lên mạng chia sẻ chuyện vừa mới mua chiếc túi đến từ thương hiệu Chanel, hứa hẹn sẽ làm 1 vlog nói về việc mua túi, dùng xong mà vẫn lời. Được biết, mỗi chiếc túi có giá từ hàng trăm triệu lên đến tiền tỷ. Và sau một thời gian sử dụng, những chiếc túi thậm chí không mất giá mà lại còn tăng lên vùn vụt.

Những chiếc túi thương hiệu Chanel của Hoa hậu Hương Giang

Đầu tư hàng hiệu không phải là cuộc thi xem ai có tài sản “khủng” nhất, vung tiền xịn nhất. Mà nó là một cuộc chiến xem ai mới là người hiểu biết, biết nắm lấy cơ hội nhất. Sự hiểu biết vững chắc về các nguyên tắc đầu tư, thông tin sản phẩm và thị trường mới là điều cần thiết để có thể tạo ra lợi nhuận thực sự từ những món đồ xa xỉ. Còn nếu không, hãy chọn một hình thức đầu tư khác ít rủi ro hơn.

(Theo AFamily)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây